Khi sử dụng xe nâng, chắc chắn không thể tránh khỏi những lỗi hư hỏng, trục trặc trong quá trình làm việc. Đây là tình trạng thường gặp khiến cho nhiều người phải đau đầu. Việc xe nâng gặp sự cố hay hư hỏng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ công việc và năng suất. Vậy, nguyên nhân xe nâng hàng chậm lỗi là do đâu? Chúng ta cùng tìm hiểu dưới bài viết này nhé! Nếu không khắc phục được, bạn cần liên hệ ngay đơn vị sửa chữa để được hỗ trợ.
Xe nâng không nâng hạ được càng là do đâu?
Trường hợp xe nâng không nâng hạ được càng mà rất nhiều khách hàng gặp phải, nếu càng nâng không di chuyển lên xuống được bạn hãy xem xét 1 số yếu tố sau:
- Kiểm tra hệ thống bơm thủy lực xem có bị tràn khí
Công tắc nâng hạ của xe nâng được thực hiện chủ yếu nhờ vào hệ thống thủy lực, nhờ nó mà có khả năng nâng cao hàng hóa với trọng lượng lớn và lên cao. Chính vì thế, nếu xe không nâng hạ được bạn nên kiểm tra hệ thống thủy lực.
- Ron cao su bịt kín đầu của van bơm có bị xảy ra vấn đề gì không, nếu gặp phải lỗi này khách chỉ cần thay mới ron cao su và đổ đầy dầu vào.
Những cách xử lý xe nâng không nâng hạ được
Việc khắc phục sự cố khi xe nâng không nâng hạ được quý khách không cần phải quá lo lắng. Việc này khá đơn giản, quý khách có thể tự điều chỉnh và xử lý được. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi phải có sự cẩn thận, tỉ mỉ và đảm bảo đúng kỹ thuật để tránh gây hư hỏng đến các bộ phận có liên quan.
Quý khách hàng có thể tham khảo một số cách khắc phục sự cố xe nâng dưới đây:
Đầu tiên nên chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết, trong quá trình sữa chữa nên đảm bảo các thiết bị đều có sẵn, thiếu vật dụng sẽ khiến gây gián đoạn.
Công cụ cần thiết để sửa chữa bao gồm: búa, cờ lê, cao su, dầu thủy lực, ghế đỡ,..
Tham khảo: Quy trình kiểm tra xe nâng
Cách sửa chữa xe nâng
Bạn chỉ cần 6 bước để sửa chữa xe nâng khi mắc phải lỗi không nâng hạ được hàng hóa
Bước 1: Đặt xe lên vị trí thích hợp. kê càng xe lên. Nếu có khó khăn bạn có thể nhờ người khác giúp đỡ để thao tác kê hàng diễn ra nhanh hơn và tránh gặp sự cố.
Bước 2: Xả dầu thủy lực
Bạn cần tiến hành tìm kiếm các vật dụng và vị trí xả dầu, sử dụng cờ lê để tháo vít dầu ra. Lưu ý nên chuẩn bị thau chậu để chứa lượng dầu còn lại trong bình.
Bước 3: Đẩy chốt ra khỏi vị trí đòn bẩy
Bước này bạn nên tìm vị trí chốt ngang để cố định đòn bẩy, vị trí này thường được đặt gần bơm thủy lực và khá dễ tìm kiếm. Sau khi tìm được vị trí, dùng tua vít đặt lên 1 đầu chốt, đóng mạnh chốt để đẩy ra khỏi đòn bẩy.
Bước 5: Tháo đầu đạn của van thủy lực, lắp ron
Để thực hiện được bước này cần có cờ lê và tua vít. Sau khi lắp ron cao su mới và phần đầu bơm thủy lực, vặn van thật chặt cho đến khi không thể vặn chặt bằng tay nữa.
Bước 6: Đổ dầu thủy lực và tiến hành sửa chữa hoàn thiện
Cần gắn đòn bẩy vào thân bơm, sau đó cố định chốt ngang và tháo vít đổ đúng lượng dầu thủy lực đến đúng quy định theo hướng dẫn nhà sản xuất và đưa các vít lê về vị trí ban đầu.
Bên cạnh đó, việc bảo trì, bảo dưỡng cũng thường xuyên đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và kéo dài tuổi thọ của xe để tối ưu hóa sử dụng của xe.
Trên đây là một số nguyên nhân và cách khắc phục xe nâng khi không nâng hạ được. Trong trường hợp xe bạn bị lỗi, không tìm ra được cách khắc phục, có thể liên hệ ngay với Tín Quang để nhận được sự hỗ trợ về dịch vụ bảo dưỡng bảo trì xe nâng chuyên nghiệp nhất.
Tham khảo: Xe nâng bao lâu thay nhớt 1 lần
Lưu ý:
Không phải ai cũng biết cách vận hành xe nâng một cách bài bản và đúng quy trình. Để giữ cho xe duy trì tuổi thọ lâu dài và hạn chế các lỗi xuất hiện. Người vận hành phải được training cách vận hành xe nâng đúng kỹ thuật và an toàn, hạn chế phát sinh lỗi cho xe và gây nguy hiểm vận hành.