Tư vấn hỗ trợ 24/7
Tư vấn hỗ trợ 24/7
bảo trì, bảo dưỡng xe nâng

Làm thế nào để duy trì xe nâng luôn hoạt động tốt 

Trong quá trình sử dụng xe nâng, việc bảo trì, bảo dưỡng định kỳ là cực kỳ quan trọng. Điều này giúp cho xe hoạt động tốt hơn, hạn chế các rủi ro không đáng có khi đang vận hành hoặc hư hỏng. Chi phí mua 1 chiếc xe nâng khá tốn kém, vậy làm thế nào để xe hoạt động tốt trong thời gian dài? Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết cách bảo dưỡng, bảo trì theo đúng tiêu chuẩn để đem lại hiệu quả cao nhất nhé! 

Lý do vì sao phải luôn duy trì bảo dưỡng xe nâng 

Xe nâng có khối lượng khá lớn nên nếu không may xảy ra tai nạn có thể dẫn đến bị thương nghiêm trọng. Việc duy trì và giữ cho xe nâng ổn định, hoạt động tốt góp phần bảo vệ bản thân người lái và hàng hóa, hạn chế rủi ro. Do đó, Tín Quang luôn khuyên khách hàng nên thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng xe nâng. 

Thông thường, chúng ta luôn muốn sở hữu 1 sản phẩm tốt nhưng lại chưa biết cách bảo trì như thế nào. Khi nhận được câu hỏi, làm thế nào để bảo trì xe nâng đúng cách câu trả lời hãy bảo dưỡng thường xuyên và có kế hoạch. 

Việc bảo dưỡng xe nâng không hề dễ dàng nếu bạn đang không biết mình phải làm gì, đặc biệt là nếu bạn đang sở hữu 1 chiếc xe nâng cũ, chắc chắn sẽ có sự hao mòn nên bạn cần chăm sóc và hãy tìm 1 nhà cung cấp uy tín nhé! 

Nếu thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì thì xe nâng của bạn luôn trong tình trạng ổn định, dễ dàng phát hiện ra các vết nhỏ, các dấu hiệu nguy hiểm của xe trong thời gian dài. Bảo dưỡng đúng thời điểm, đúng thời gian sẽ giúp phát hiện kịp thời các lỗi hư hỏng và khắc phục nó. 

bảo trì xe nâng

 

Hướng dẫn bảo trì và bảo dưỡng xe nâng 

Cách tính thời gian bảo trì xe nâng 

Sau 1 khoảng thời gian sử dụng, xe chắc chắn cần được bảo trì. Có 2 cách để bạn có thể tính được thời gian bảo trì xe nâng để bảo đảm an toàn trong quá trình làm việc: 

Tính theo giờ làm việc

Được chia làm 3 mốc thời gian 

  • Dưới 1000 giờ ( 300 giờ, 600 giờ, 900 giờ ) 
  • Từ 1000 giờ đến 2000 giờ ( 1200 giờ, 1500 giờ, 1800 giờ ) 
  • Trên 2000 giờ ( 2100 giờ, 2400 giờ ) 

Tính theo hoạt động tháng: 1,5 tháng, 3 tháng, 5 tháng, 9 tháng, 10 tháng và 12 tháng. 

bảo trì bảo dưỡng xe nang

 

Thường xuyên bôi trơn các bộ phận xe nâng hàng 

Cấu tạo của 1 chiếc xe nâng không phải là 1 khối đồng nhất mà được kết hợp lại với nhau, vì thế chúng cần được thường xuyên bôi trơn, bằng dầu hoặc các nguyên liệu chuyên dụng để dễ dàng di chuyển khi vận động và làm giảm ma sát. 

Nếu các chất bôi trơn không đủ để sử dụng hoặc bị hết sẽ gây ra hiện tượng ma sát giữa các bộ phận, làm hiệu quả công việc kém đi, có thể gây ra tiếng kêu hoặc nứt bể các bộ phận. 

Thông thường, các chủ xe chỉ thực hiện việc này 1 lần và thường không chú ý đến nữa  đến khi các bộ phận bị hư hỏng thì mới bắt đầu tiến hành sữa chữa gây tốn nhiều chi phí. 

Chính vì thế, bạn nên thường xuyên tra dầu và bôi trơn các bộ phận của xe để tránh gây tình trạng hao mòn và ma sát diễn ra. 

Thay thế hoặc sửa chữa các phụ tùng ngay khi cần thiết 

Khi phát hiện có bất kỳ bộ phận nào bị rỉ sét hoặc nứt gãy, nên thay thế kịp thời để tránh trường hợp rỉ sét lan rộng làm hư hỏng máy móc, điều này cũng giúp bạn tiết kiệm được thêm 1 khoản chi phí lớn. 

Thường xuyên kiểm tra các thiết bị xe nâng để có thể thay thế kịp thời. Nếu bạn xác định được bất kỳ bộ phận nào bị hư hỏng, bạn nên gọi thợ máy hoặc kỹ thuật đến để thay thế nhé. 

Một số nội dung bảo trì xe nâng định kỳ 

Mỗi 1 loại xe nâng đều có cách bảo trì, bảo dưỡng khác nhau, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết phía dưới này nhé 

Cách bảo dưỡng xe nâng Dầu/Gas/Xăng 

  • Thường xuyên vệ sinh lọc gió khi xe nâng hoạt động khoảng 70 giờ. 
  • Thay dầu máy khi xe nâng làm việc hoạt động 250 – 300 giờ liên tục. 
  • Nhớt để thay máy 40, mỗi lần nên thay 8 lít nhớt. Lưu ý sau 2 lần thay nhớt thì nên thay lọc nhớt để đảm bảo xe nâng được hoạt động tốt hơn. 
  • Sau 1000 giờ hoạt động thì nên thay lọc dầu cho xe 1 lần. 
  • Xe nâng hoạt động sau 2000 giờ nên kiểm tra thay nhớt thủy lực, nếu nhớt chuyển sang màu đen thì nên thay nhớt xe nâng mới. Nhớt thủy lực xe nâng sử dụng là nhớt 10, mỗi lần thay khoảng 50 lít. 
  • Trong quá trình sử dụng xe nâng, bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra dầu thắng, nếu dầu đang đổi màu bạn nên tiến hành thay mới để đảm bảo vận hành máy. 
  • Bơm mỡ và thay nhớt vô xích xe nâng khi bảo dưỡng xe cho cả nhớt vào bạc đạn bánh xe để đảm bảo xe được hoạt động trơn tru, không bị kẹt do bị thiếu dầu nhớt. 

xe nâng Linde

 

Cách bảo dưỡng xe điện ngồi lái/đứng lái 

  • Dùng hóa chất, xăng vệ sinh khô cho máy ở những vết dơ, bẩn gỉ sét bên ngoài. 
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ bình ắc quy, kiểm tra bình, nước trong bình có còn nhiều không, thiếu cần tiến hành châm nước để bình hoạt động tốt nhất. 
  • Kiểm tra hệ thống bình sạc, bơm mỡ vào các bánh xe và các bộ phận chuyển động của xe nâng, kiểm tra hệ thống thủy lực, dầu nhớt, van,..
  • Kiểm tra phần động cơ chạy và nâng hạ của máy để đảm bảo các hoạt động của xe đều tốt. Bơm mỡ bò vào xích, nhông, các cơ cấu chuyển động để giúp xe hoạt động và di chuyển dễ dàng hơn. 
  • Hệ thống đèn, còi hay các bộ phận trợ lực khi lái đều cần được kiểm tra
  • Thường xuyên vệ sinh các board, kiểm tra các socket, đầu nối của dây điện, nếu có hư hỏng lập tức thay thế hoặc có biện pháp để đảm bảo an toàn sử dụng. 

Hy vọng bài viết trên có thể cung cấp đến cho quý khách hàng nhưng thông tin bổ ích về quy trình bảo dưỡng xe nâng an toàn và hiệu quả nhất. Nếu bạn vẫn chưa biết lựa chọn đơn vị cung cấp xe nâng nào uy tín, chất lượng hãy liên hệ ngay đến Tín Quang để được trải nghiệm những dịch vụ chất lượng và chuyên nghiệp nhất

Tham khảo: Quy trình kiểm tra và sửa chữa xe nâng

Tham khảo: Quy tắc an toàn trong vận hành xe nâng

 

Tóm Tắt